Mở rộng không gian phòng tắm với các quy tắc lắp đặt thiết bị vệ sinh

Khoảng cách và kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh luôn là chủ để được nhiều người quan tâm bởi dù đã có tiêu chuẩn tham chiếu nhưng không ai đo đạc chúng một cách chính xác và hầu như chỉ làm theo suy nghĩ chủ quan, điều này dẫn đến những hối tiếc về sau. Vậy trong bài viết, cùng SaigonDepot tìm hiểu rõ hơn về quy tắc lắp đặt thiết bị trong nhà tắm nhé!

Bài viết liên quan: 

kich-thuoc-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh (1)
Quy tắc về khoảng cách khi lắp đặt thiết bị là rất cần thiết

1. Khoảng cách tối thiểu giữa các thiết bị trong phòng tắm

Dù cho bất kể loại thiết bị vệ sinh nào được lắp đặt (âm tường, kích thước nhỏ hay đồ sộ theo kiểu truyền thống) thì khoảng cách tối thiểu giữa bồn rửa tay và bồn cầu phải được đảm bảo là 20 cm. Đây là nguyên tắc đầu tiên của tiêu chuẩn tham chiếu đề cập.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về các mẫu sản phẩm bồn rửa tay và bồn cầu: Tham khảo các sản phẩm SỨ VỆ SINH TẠI SAIGONDEPOT.

1.1. Theo quy định

Theo tiêu chuẩn tham chiếu UNI 9182/2014 (thay thế cho tiêu chuẩn 9182/2010 trước đó) mang tên “Hệ thống cấp và phân phối nước nóng, lạnh – Thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm”, các tiêu chí kỹ thuật và thông số được tuân thủ đối khi tiến hành thiết kế hệ thống ống nước đồng thời cũng cung cấp tất cả chỉ dẫn để lắp đặt các thiết bị vệ sinh sao cho hợp lý nhất.

Dựa vào những quy chuẩn được trong báo cáo, dưới đây là khoảng cách tối thiểu cần được tuân thủ giữa các thiết bị vệ sinh nhằm thiết kế kích thước phòng tắm được chuẩn nhất:

  • Khoảng cách giữa bệ rửa tay và bồn cầu phải trên 20cm
  • Khoảng cách giữa bồn vệ sinh và tường tối thiểu là 15cm
  • Khoảng cách giữa chậu rửa tay và tường đáp ứng tối thiểu 20cm
  • Khoảng cách tối thiểu giữa chậu rửa tay và vòi hoa sen hay bồn tắm > 20cm
  • Khoảng cách giữa bồn cầu với vòi hoa sen/bồn tắm tối thiểu 10cm
  • Khoảng cách giữa bồn rửa và đồ đạc khác trong phòng tắm ít nhất là 10cm
  • Khoảng cách giữa bồn rửa và vòi hoa sen/bồn tắm phải đáp ứng > 10cm

Tiêu chuẩn này cũng thiết lập kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh đối diện nhau trong phòng tắm là 55cm. Nếu dưới 55cm thì với một người có thân hình trung bình chuyển đồ sẽ khá khó khăn. Thêm một vài cm có thể tránh các đồ vật va chạm vào nhau và gây hỏng hóc cũng như trầy xước.

kich-thuoc-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh (6)
Việc xác định chính xác khoảng cách giữa các thiết bị vệ sinh là điều rất quan trọng đặc biệt là đối với phòng tắm nhỏ

1.2. Theo cảm quan cá nhân

Tuy nhiên, trong thực tế, sẽ không có ai đến đo khoảng cách giữa bồn cầu và bồn rửa vệ sinh trong phòng tắm của bạn, không có đơn vị nào thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, việc tuân thủ các chỉ dẫn chỉ giúp khi lắp đặt thiết bị vệ sinh có thể đảm bảo mang đến cho bạn không gian nhà tắm thoải mái để sinh hoạt, việc không tuân thủ cũng sẽ chỉ dẫn đến trở ngại lớn cho những người sử dụng nó.

Bên cạnh việc xem xét tiêu chuẩn UNI 9182/2014, các quyết định cũng nên dựa trên việc xem xét về phòng tắm mà bạn đang lên kế hoạch: nhỏ, hẹp hay rộng rãi, tiện nghi,… Bởi tùy thuộc vào mục đích, không gian mà yêu cầu về sự thoải mái của mỗi loại là khác nhau.

kich-thuoc-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh (2)
Các quy chuẩn giúp cho người sử dụng thoải mái khi sử dụng phòng tắm

2. Với thiết bị vệ sinh âm tường: kích thước và tổng thể

Các thiết bị phòng tắm hiện đại ít cồng kềnh hơn trước đây: kích thước của chúng đã phải thích ứng với không gian ngày càng chật hẹp của các phòng tắm hiện đại. Đặc biệt, thiết bị vệ sinh âm tường – treo hay trên mặt đất không thành vấn đề vì chúng có cùng số đo – tiết kiệm vài cm so với loại truyền thống.

Theo ý kiến của chúng tôi, kích thước của bồn cầu bồn rửa vệ sinh không nên giảm xuống dưới 50cm – kích thước này vừa đủ nhỏ gọn nhưng vẫn thuận tiện và thoải mái cho người trưởng thành có chiều cao trung bình sử dụng.

kich-thuoc-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh (3)
Muốn tiết kiệm không gian cũng không nên sử dụng những sản phẩm quá nhỏ gọn

3. Vậy đặt các thiết bị vệ sinh thế nào cho hợp lý?

Vậy thì câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để sắp xếp vị trí lý tưởng cho bồn cầu và chậu rửa trong phòng tắm sau khi chúng ta đã nắm được kích thước và khoảng cách tối thiểu của chúng?

3.1. Bồn rửa tay và bồn vệ sinh theo hàng

Đầu tiên, giải pháp phổ biến nhất cũng như được ưu tiên về mặt thẩm mỹ là đặt nhà vệ sinh cùng bồn rửa cạnh nhau trên cùng một bức tường, thường được sắp xếp đặt ở góc. Trong trường hợp này, chúng tôi thích đặt bồn vệ sinh sát tường trước sau đó là chậu rửa.

Trong mọi trường hợp, nên xem xét kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh trước tiên là chiều rộng tiêu chuẩn (ví dụ: 36cm), chúng ta cần ít nhất 127cm để đặt bồn cầu và chậu vệ sinh thẳng hàng một cách thoải mái.

kich-thuoc-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh (4)
Sơ đồ cách sắp xếp thẳng hàng

3.2. Bồn rửa và bồn vệ sinh đối diện

Thứ hai, đây là giải pháp ít phổ biến hơn, các thiết bị vệ sinh có thể bố trí ở đối diện nhau. Đối với trường hợp này, chiều rộng của phòng tắm là một tiêu chí cơ bản nhất định phải tính đến. Ví dụ trên thực tế, chúng ta cần xem xét khoảng cách giữa hai thiết bị tối thiểu là 55cm (theo quy định), mặt khác, nếu bạn không có phòng tắm đủ lớn thì đây cũng là lối đi lại cho sử dụng thoải mái thiết bị.

Do đó, đối với kiểu sắp xếp này, chúng tôi xem xét (giả sử thiết bị vệ sinh tiêu chuẩn có chiều sâu 55cm) một kích thước phòng tắm tiêu chuẩn ít nhất có chiều rộng tối thiểu là 165cm và không gian chiều dài là 76cm. Bạn sẽ thấy rằng trong trường hợp này, khoảng cách của các thiết bị vệ sinh đối với tường là 20 cm (dựa theo khoảng cách tiêu chuẩn).

kich-thuoc-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh (5)
Sơ đồ cách sắp xếp đối diện nhau

Kết luận

Việc chú ý kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh không nên bỏ qua nếu bạn muốn các hoạt động sinh hoạt thường của mình trong phòng tắm diễn ra một cách thoải mái nhất, đặc biệt là với không gian phòng tắm nhỏ. Chúc bạn sở hữu được phòng tắm tốt nhất, để mỗi ngày thức dậy là một ngày hạnh phúc, bạn nhé!

Thông tin liên hệ

Giỏ hàng
Lên đầu trang
Để lại thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ ngay