Vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh thế nào để không ảnh hưởng tới sức khoẻ?

Nhà vệ sinh là khu vực có tần suất sử dụng cao trong nhà. Vì thế việc Việc vệ sinh nhà tắm hay nhà vệ sinh luôn được ưu tiên bởi không chỉ liên quan đến vấn đề thẩm mỹ mà còn với sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hãy cùng SaigonDepot tìm hiểu về những nguy cơ tiềm ẩn và biện pháp để bảo vệ sức khỏe thông qua việc vệ sinh nhà tắm đúng cách trong bài viết này nhé.

Bài viết liên quan: 

ve-sinh-nha-tam
Duy trì vệ sinh thường xuyên nhà tắm

1. Nguyên nhân dẫn đến nhà vệ sinh bị bẩn

Nhà vệ sinh thường bẩn và có mùi khó chịu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phần lớn nguyên nhân là do sự lơ là trong việc duy trì vệ sinh nhà tắm, dọn dẹp cũng như làm sạch: bồn cầu, tường, sàn nhà hay ống cống. Ngoài ra, có các nguyên nhân khách quan khác như tắc đường ống cống, bồn cầu bị tắc nghẽn, và lỗ thông hơi bị bít kín cũng góp phần làm cho nhà vệ sinh trở nên bẩn hơn.

1.1.  Do lâu ngày không dọn dẹp

Việc vệ sinh nhà tắm trong thời gian dài dẫn đến tích tụ của bụi bẩn, mảng bám, và mùi hôi không mong muốn, kéo theo đó là sự mất thẩm mỹ và tạo ấn tượng xấu nếu có khách ghé thăm gia đình bạn.

Khi tình hình này kéo dài, môi trường trong nhà vệ sinh dần suy giảm. Điều này có thể làm giảm chất lượng không khí và gia tăng những vi khuẩn có hại, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng.

1.2. Ống thoát khí bị tắc

Ở dưới mỗi bồn cầu trong nhà vệ sinh, thường có một hệ thống ống thoát khí được thiết kế để loại bỏ các khí hôi không mong muốn và duy trì môi trường trong lành trong phòng vệ sinh. Khi đường ống thoát khí này bị tắc, có một loạt các vấn đề có thể xảy ra: Khi xả nước sẽ bị bắn ngược trở lại, bám lên vật dụng, kết hợp cùng sự ẩm ướt sẵn có của nhà tắm điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây mùi khó chịu.

Xem thêm: 10 cách dễ dàng giúp bạn khử mùi hôi nhà vệ sinh – Saigondepot

ve-sinh-nha-tam
Cần sử dụng sản phẩm chuyên dụng loại bỏ tắc nghẽn

1.3. Hệ thống thoát nước bị nghẹt

Hệ thống thoát nước trong nhà vệ sinh gồm nhiều đường ống, chẳng hạn như ống cống, bồn cầu, và bồn rửa mặt. Trong quá trình sử dụng, vô tình xả rác hoặc đánh rơi các vật dụng xuống bồn cầu, ống cống. Chúng cần được được lấy ngay lập tức; nếu không, chúng có thể gây nghẽn hệ thống thoát nước và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, làm bẩn và gây mất vệ sinh.

1.4. Hầm rút nước thải đầy tràn

Các chất thải tại hầm rút, nếu không được phân hủy kịp thời, có thể gây ra mùi hôi khó chịu và lan ra nhà vệ sinh. Chỉ cần hiện tượng này xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn đã đủ điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn có hại, dễ gây ra những vết bẩn, ố vàng, nấm mốc và không khí ô nhiễm.

ve-sinh-nha-tam
Vệ sinh lại bồn cầu sau khi vấn đề được khắc phục

2. Tác động của việc nhà vệ sinh bẩn đến sức khỏe

Khu vực nhà vệ sinh thực sự là nơi mà các thành viên trong gia đình có thể gián tiếp tiếp xúc và gặp nhau hàng ngày. Tại đây, chúng ta sử dụng chung nhiều thiết bị như vòi nước, nút ấn xả nước, vòi xịt, nắm cửa, và các bề mặt khác. Nếu vệ sinh nhà tắm bẩn, có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe đối với mọi người trong gia đình.

2.1. Nguy cơ gây bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường do sự hiện diện của vi khuẩn như Salmonella và Campylobacter gây ra. Môi trường bẩn và kém vệ sinh trong nhà vệ sinh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn này. Bệnh có thể lây nhiễm cho toàn bộ gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Triệu chứng của căn bệnh này thường bao gồm đau bụng, mất nước, và tình trạng đi ngoài thường xuyên.

2.2. Nguy cơ gây bệnh tả

Bệnh tả – một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Điều kiện vệ sinh phòng tắm kém là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây. Vậy nên, nhà vệ sinh bẩn chắc chắn là một môi trường lý tưởng để bệnh này phát triển. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy, cần theo dõi và xử lý kịp thời để điều trị.

2.3.  Nguy cơ gây bệnh viêm họng hạt

Vi khuẩn Streptococcus, khi xuất hiện trong những điều kiện vệ sinh kém, có thể gây ra căn bệnh này. Điều đáng chú ý là đây là một loại bệnh lây truyền dễ dàng. Do đó, để hạn chế sự lan truyền, quá trình làm sạch và bảo quản vệ sinh nhà tắm cần được thực hiện thường xuyên.

2.4.  Nguy cơ gây bệnh phổi

Với những người mắc bệnh viêm phổi, việc tiếp xúc với môi trường nhà vệ sinh bẩn có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các tác nhân gây bệnh phổi và có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Để ngăn chặn tình trạng này, quá trình khử trùng và vệ sinh nhà tắm để đảm bảo sạch sẽ là rất quan trọng.

ve-sinh-nha-tam
Nguy cơ mắc viêm phổi cao

2.5.  Nguy cơ gây nhiễm trùng da

Nếu bạn phát hiện dấu hiệu xuất hiện mụn nhọt ở khu vực mông và hậu môn, việc đi kiểm tra ngay là cần thiết, vì các vi khuẩn gây nhiễm trùng da có thể phát triển nhanh chóng tại khu vực bồn cầu khi nhà vệ sinh bẩn.

2.6.  Nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm

Các vi khuẩn có hại trong môi trường nhà vệ sinh bẩn có thể bám vào tay của bạn, và khi tiếp xúc với thức ăn sau đó, chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể, gây nguy cơ nhiễm trùng và ngộ độc.

2.7.  Nguy cơ gây viêm gan A

Virus viêm gan A thường có mức độ nhiễm trùng cao trong chất thải, nước tiểu, nước bọt, và môi trường bẩn bên trong nhà vệ sinh, làm cho nơi này trở thành một môi trường lý tưởng cho sự lây lan và phát tán loại bệnh này.

Có nhiều bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm truyền qua đường tiêu hoá hoặc lây từ người sang người, có thể xuất phát từ nhà vệ sinh bẩn. Vì lý do này, việc thường xuyên lau chùi và vệ sinh nhà tắm là quan trọng để giảm thiểu các nguy cơ này.

ve-sinh-nha-tam
Nguy cơ mắc viêm gan A tăng khi nhà vệ sinh bẩn

3. Cách xử lý tình trạng nhà vệ sinh bẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả

3.1. Xử lý tắc nghẽn trong bồn cầu

Tắc bồn cầu thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhà vệ sinh bị bẩn. Khi bạn nhấn nút xả nước ở bồn cầu mà nước không thoát ra, tạo ra hiện tượng ứ nghẹn hoặc trào ngược, việc xử lý ngay là rất quan trọng để tránh tình trạng tắc bồn cầu kéo dài.

Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng để giải quyết tắc bồn cầu:

  • Sử dụng nước ngọt Coca Cola hoặc Pepsi để thông bồn cầu: Đổ trực tiếp nước ngọt (như Coca Cola hoặc Pepsi) vào bồn cầu, chờ khoảng 2 tiếng, sau đó đổ 1 chậu nước sôi vào bồn cầu để hoàn tất việc thông cống.
  • Kết hợp nước rửa bát và nước nóng để thông bồn cầu: Đổ khoảng 200ml nước rửa bát vào bồn cầu, chờ 25 – 30 phút, sau đó đổ nước nóng vào bồn cầu. Lặp lại quy trình này 3 – 5 lần, sau đó xả nước bình thường để thông cống.
  • Sử dụng đá lạnh để thông bồn cầu: Đổ đá lạnh to vào bồn cầu (nếu có tảng đá lạnh, nên đập ra thành từng mảnh nhỏ), sau đó nhấn nút xả nước hết mức. Lặp lại việc xả nước này 3 – 5 lần để giúp thông cống.
  • Sử dụng móc quần áo: Dùng móc quần áo hoặc móc nhôm uốn thành dạng cây thông bồn, buộc vải vào đầu móc nhôm. Sau đó, luồn móc nhôm buộc vải theo đường ống dẫn nước đến vị trí tắc. Sử dụng sức mạnh đẩy mạnh móc nhôm để thông bồn cầu.
  • Sử dụng các thiết bị chuyên dụng thông bồn cầu: Trong trường hợp bị tắc nặng, bạn có thể mua các thiết bị vệ sinh phòng tắm chuyên dụng được bán trên thị trường, chẳng hạn như pittong cao su chuyên dụng, máy lò, khoan dây cáp lò xo hoặc bột thông bồn cầu và làm theo hướng dẫn sử dụng của từng loại.
ve-sinh-nha-tam
Dùng bột thông cống

3.2. Vệ sinh nhà tắm và làm sạch các thiết bị trong nhà vệ sinh

Bên cạnh tắc bồn cầu, việc không thường xuyên xử lý và làm sạch các thiết bị trong nhà vệ sinh có thể dẫn đến nơi này luôn bị bẩn·

  • Làm sạch vòi hoa sen: Bạn có thể làm sạch thiết bị vệ sinh bị ố vàng bằng cách lấy một túi nilon nhỏ, đổ giấm và buộc chặt vào đầu vòi hoa sen để giấm có thể ngấm hết vào các lỗ của vòi. Sau đêm đợi, hôm sau bạn bỏ túi nilon ra và xả nước qua vòi hoa sen.
  • Vệ sinh bồn rửa tay và bồn rửa mặt: Để làm sạch bồn rửa tay và bồn rửa mặt, bạn có thể sử dụng các hóa chất làm sạch được bán trên thị trường hoặc tự trộn baking soda, giấm và nước rửa bát để làm hỗn hợp lau chùi. Lưu ý: đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với các hỗn hợp hoặc hóa chất.
  • Tẩy vết bẩn trên các thiết bị khác trong nhà vệ sinh: Đối với các vết bẩn, vết ố vàng bám trên tường, sàn, gương và các bề mặt khác, bạn có thể mua sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để làm sạch.

Khi nhà vệ sinh dơ bẩn vì những nguyên nhân nặng như tắc hầm cầu, vỡ đường ống chất thải, bạn nên liên hệ với các công ty hoặc dịch vụ chuyên nghiệp để giải quyết tình trạng này một cách nhanh chóng.

thiet-bi-ve-sinh-opt-5
Vệ sinh thường xuyên lavabo

Kết Luận

Như đã thấy, việc để nhà vệ sinh bẩn vô cùng có hại đến sức khỏe của những người sử dụng. Vậy nên, thường xuyên làm sạch và giữ vệ sinh nhà tắm là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, nếu các thiết bị vệ sinh đã cũ và cần thay mới, hãy liên hệ ngay với SaigonDepot, chúng tôi sẽ mang đến các giải pháp phòng tắm dễ dàng vệ sinh và tiện nghi cho bạn cùng gia đình.

Top 5 các thiết bị vệ sinh công cộng cần phải có

Việc duy trì vệ sinh trong khu vực công cộng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn. Các khu vực công cộng như nhà vệ sinh, bệnh viện, trường học và trung tâm thương mại thường có mật độ người qua lại cao,

Thông tin liên hệ

Giỏ hàng
Lên đầu trang
Để lại thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ ngay