8 Thủ thuật đơn giản để thiết kế nhà vệ sinh cho người già

Việc thiết kế nhà vệ sinh cho người già đang ngày được mọi người quan tâm hơn. Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt và trơn trượt dễ xảy ra những va chạm, té ngã. Điều này rất nguy hiểm cho người già. Nhà vệ sinh phải được thiết kế để đảm bảo an toàn và thuận tiện khi sử dụng cho người lớn tuổi. Cùng SaigonDepot tìm hiểu những lưu ý cần nhớ khi thiết kế qua bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan:

1. Những nguyên tắc chung

Phòng tắm được thiết kế riêng cho người cao tuổi hiện nay ngày càng phổ biến. Việc này giúp họ có thể tự mình sử dụng nhà vệ sinh mà vẫn đảm bảo an toàn và đẩy đủ trang thiết bị cần thiết. Để có thể đơn giản hóa các thiết bị vệ sinh nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi thì bạn cần lưu ý những điều sau khi thiết kế nhà vệ sinh cho người già.

thiet-ke-nha-ve-sinh-cho-nguoi-gia (2)
Thiết kế nhà vệ sinh cho người già
  • Vật dùng phải phù hợp với mọi người ở mọi độ tuổi. Nếu thiết bị chỉ phù hợp với vài đối tượng thì bạn sẽ tốn thêm không gian và chi phí để lắp đặt thiết bị khác.
  • Các thiết bị phải dễ sử dụng và thích ứng với mọi người. Trong một gia đình sẽ có nhiều thế hệ sống với nhau. Vì thế, các thiết bị vệ sinh nên đơn giản để sử dụng. Việc này giúp mọi người có trải nghiệm dễ dàng hơn.
  • Các thiết bị có thiết kế an toàn và độ bền cao. Sản phẩm không có các góc cạnh sắc nhọn dễ gây tổn thương cho người dùng. Đặc biệt là độ bền cao để chịu được những tác động nhẹ
  • Kích thước của sản phẩm phù hợp với nhà tắm. Chiều cao và bề rộng của sản phẩm phù hợp với chiều cao người dùng. Nó phải nằm trong khoảng không gian mà người dùng có thể tiếp cận, xử lý và sử dụng.

2. Lưu ý khi thiết kế nhà tắm cho người già

2.1. Thuận tiện di chuyển

Trong thiết kế nhà vệ sinh cho người già, việc thuận tiện di chuyển được ưu tiên hàng đầu. Phòng tắm phải có lối đi rõ ràng, không có rào cản hay các vật có thể gây khó khăn cho việc di chuyển. Các thiết bị vệ sinh cũng được bố trí một cách thuận tiện và hợp lý. Các thiết bị này không được cản trở việc di chuyển của người già, đặc biệt khi sử dụng xe lăn hoặc các thiết bị hỗ trợ di chuyển khác.

2.2. Bồn cầu

Các cơ và lực của người già đều suy giảm nên rất khó trong việc đứng lên ngồi xuống. Vậy nên chiều cao của bồn cầu hết sức cần lưu ý. Theo một nghiên cứu, bồn cao nên đặt ở độ cao từ 45 đến 50 cm so với sàn nhà. Đương nhiên các sản phẩm phải được cố định chắc chắn trên tường hoặc sàn.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng các phụ kiện hỗ trợ người già. Các phụ kiện dễ dàng tìm thấy trên thị tường như thanh đỡ hỗ trợ việc đứng lên ngồi xuống. Hoặc bạn có thể sử dụng các nút cảm ứng, giúp việc sử dụng nhà tắm dễ dàng hơn.

Tham khảo các sản phẩm bồn cầu điện tử cho người già: BỒN CẦU ĐIỆN TỬ VOVO.

thiet-ke-nha-ve-sinh-cho-nguoi-gia (3)
Bồn cầu có hệ thống cảm ứng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo

2.3. Khu vực tắm

Trong các thiết kế nhà vệ sinh cho người già, thường sẽ có ghế tắm ở khu vực hoa sen. Ghế tắm này được ưa chuộng nhiều hơn so với bồn tắm, vì nó không cần phải di chuyển nhiều. Khu vực tắm nên rộng rãi và lưu ý thêm không gian để trường hợp người nhà chăm sóc.

Ghế tắm luôn là sản phẩm được các nhà thầu xây dựng khuyến khích chọn mua. Chúng có thể gấp gọn lại thi không sử dụng, giúp tăng không gian cho nhà tắm. Ngoài ra, trên tường cũng phải có cái thanh ngang đế việc đứng dậy dễ dàng hơn. Vòi tắm trong nhà vệ sinh cho người già nên vận hành đơn giản, chỉ gần gạt thanh ngang.

thiet-ke-nha-ve-sinh-cho-nguoi-gia (4)
Bố trí khu vực tắm hợp lý – hạn chế tai nạn xảy ra

2.4. Bồn lavabo

Ngược lại với các vật dụng khác được lắp đặt ở thấp cho người cao tuổi. Chậu rửa phải được lắp đặt ở cao, để việc sử dụng dễ dàng hơn. Điều cần chú ý là phải có một phần trống ở dưới để có thể sử dụng xe lăn. Vậy nên, bạn có thể lắp đặt chậu rửa không có giá đỡ hoặc đồ đạc phía dưới.

Lavabo treo tường chính là sản phẩm phù hợp với các cụ già: Tham khảo dòng sản phẩm Lavabo treo tường.

thiet-ke-nha-ve-sinh-cho-nguoi-gia (5)
lavabo treo tường sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho người già

2.5. Bố trí các tay vịn

Người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Nên việc lắp đặt tay vịn nhà vệ sinh cho người già là điều phải chú ý. Các tay vịn này giúp họ dễ dàng di chuyển, đứng lên hay ngồi xuống. Bạn nên chọn mua các tay vịn chất lượng, có thể chịu lực đè nặng. Khoảng cách với sàn nhà với tay vịn hợp lý là khoảng 1.3 mét.

Các dòng sản phẩm tay vịn đang được cung cấp: THANH TAY VỊN CHÍNH HÃNG.

thiet-ke-nha-ve-sinh-cho-nguoi-gia (1)
thanh tay vịn – phụ kiện không thể thiếu khi thiết kế nhà vệ sinh cho người già

2.6. Hệ thống báo động

Lắp đặt hệ thống báo động là hết sức cần thiết để đảm bảo sự an toàn. Hệ thống báo động này giúp báo hiệu cho người nhà. Việc này giúp người nhà kịp thời trợ giúp khi người già gặp sự cố. Các thiết bị này phải được lắp đặt ở vị trí thuận tiện với người già. Nên để ở gần mặt sàn và những nơi dễ xảy ra tai nạn.

2.7. Sàn nhà tắm

Sàn nhà tắm đảm bảo có ma sát cao và ít trơn trượt. Trong môi trường ẩm ướt của nhà tắm, sàn luôn bị ẩm và trơn. Vì vậy, gạch nhà tắm rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi di chuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên luôn vệ sinh và giữ sàn khô rác, sạch sẽ. Màu gạch nền và gạch tường nên là màu trung tính nhẹ nhàng.

2.8. Cửa ra vào

Cửa nhà tắm phải đủ rộng để xe lăn có thể đi qua, chiều ngang ít nhất là 80cm. Cửa nên được thiết kế kéo qua lại để không cản trở khi di chuyển. Tay cầm cũng phải dễ dàng sử dụng.

Kết luận

Khi thiết kế nhà vệ sinh cho người già, bạn phải đảm bảo sự an toàn và sự tiện nghi. Hai yếu tố này rất quan trọng và cần được ưu tiên trong thiết kế. Với những lưu ý trên bài viết, hi vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hơn. SaigonDepot mong rằng bạn sẽ tìm được các ý tưởng thiết kế cho riêng mình. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ cung cấp thiết bị vệ sinh uy tín và chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng.

Thông tin liên hệ

Giỏ hàng
Lên đầu trang
Để lại thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ ngay