Trong môi trường ẩm ướt của phòng tắm, việc trượt ngã hay thường xuyên xảy ra. Vậy thiết kế phòng tắm cho trẻ em như thế nào để đảm bảo an toàn. Cách bố trí các vật dụng có ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển và an toàn của trẻ. Cùng SaigonDepot tìm hiểu những lưu ý để thiết kế nhà tắm an toàn cho con của bạn.
Bài viết liên quan:
1. Lưu ý khi thiết kế
1.1. Chiều cao
Vị trí và chiều cao của các đồ vật trong phòng tắm cho trẻ em phải phù hợp với chiều cao của trẻ. Các thiết bị lắp đặt phù hợp với chiều cao sẽ giúp trẻ dễ dàng sử dụng. Các đồ vật nặng không để quá cao để không gây nguy hiểm khi trẻ tiếp xúc với chúng.
1.2. Ghế phòng tắm
Trường hợp không đủ ngân sách để bạn mua chậu lavabo riêng chỉ dành cho trẻ, bạn có thể trang bị ghế chuyên biệt trong phòng tắm khi thiết kế phòng tắm cho trẻ em. Phụ kiện vệ sinh này hỗ trợ trẻ trong việc sử dụng bồn lavabo. Đối với ghế, bạn cũng phải chọn mua chiều cao phù hợp, không quá thấp hay cao. Nếu ghế quá thấp, trẻ phải với để sử dụng dễ ngã. Ngược lại, nếu ghế quá cao, trẻ sẽ dễ bị mất thăng bằng.
Tham khảo sản phẩm: GHẾ PHÒNG TẮM AN TOÀN
1.3. Vật liệu chống trơn trượt
Để hạn chế trẻ bị trượt ngã trong nhà tắm, bạn nên ưu tiên các vật liệu chống trơn trượt. Đối với bồn rửa mặt, hãy lựa chọn sản phẩm có bề mặt nhẵn, kín với van chống tràn. Loại bồn này sẽ hạn chế bám bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra nó cũng dễ dàng lau chùi và vệ sinh.
Về sàn nhà, các gạch đá nhiều vân sẽ hạn chế trơn trượt khi sử dụng. Bạn nên mua các gạch có màu sáng, gạch màu sáng giúp trẻ nhìn đường dễ hơn, hỗ trợ trẻ trong việc di chuyển. Gạch màu sáng cũng giúp không gian rộng hơn, phù hợp với các nhà tắm nhỏ gọn. Tương tự với gạch ốp tường, bạn cũng nên chọn màu sáng để căn phòng trông thoáng mát, sáng sủa hơn.
Việc trang bị thêm các phụ kiện an toàn cũng giúp hạn chế tôi tai nạn xảy ra với trẻ nhỏ trong nhà tắm. Tham khảo dòng sản phẩm THANH TAY VỊN của chúng tôi.
1.4. Bố trí không gian rõ ràng
Không gian trong phòng tắm cho trẻ em cần phải được bổ trí rõ ràng và thuận tiện. Nhà tắm là nơi luôn ẩm ướt. Nên các đồ vật bố trí rõ ràng sẽ không cản trở việc di chuyển cho trẻ, hạn chế việc té ngã. Các khu vực cũng cần được phân bổ rõ ràng và hợp lý. Để phòng tắm gọn gàng và sử dụng dễ dàng hơn.
Nguồn ánh sáng phải đảm bảo luôn chiếu sáng cả ngày. Nguồn sáng như vậy để đảm bảo sự an toàn khi trời chập tối hoặc đột ngột mất điện. Nếu như không có vị trí thuận lợi, bạn có thể bố trí các đèn cảm ứng phát sáng trong nhà tắm. Sản phẩm này có thể sử dụng ngay cả khi không có điện.
Xem thêm bài viết 5 bước lập kế hoạch bố trí không gian phòng tắm của bạn mà chúng tôi đã đăng tải.
1.5. Cửa ra vào
Đây là một yếu tố cần lưu ý trong thiết kế nhà tắm cho trẻ em. Trẻ em sẽ gặp khó khăn trong việc mở cửa kéo hay đẩy, vì lực của trẻ còn yếu. Vậy nên cần phải lắp đặt những cửa dễ dàng đóng mở. Bạn có thể sử dụng cửa kính để có thể dễ quan sát khi trẻ vào trong nhà tắm. Ngoài ra cửa kính cũng dễ phá khi có trường hợp khẩn cấp.
1.6. Vị trí các thiết bị điện
Nhà tắm là nơi có môi trường luôn ẩm ướt, nên khi lắp ráp hay cải tạo nhà tắm nhỏ bạn nên chú ý các ổ điện. Các ổ điện cần lắp đặt ở vị trí an toàn với trẻ. Bạn nên lắp ở vị trí cao hơn tầm với của trẻ và ít bị nước văng tới. Các công tắc điện nên chọn mua loại đơn giản, dễ sử dụng và có độ an toàn cao. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng các thiết bị an toàn khác như cầu dao hoặc thiết bị tự động ngắt điện.
1.7. Thiết bị chịu được sức nặng
Trẻ nhỏ thường đứng nhảy trên các vật dụng trong nhà tắm. Nên khi lựa chọn thiết bị vệ sinh, bạn nên mua các thiết bị có độ bền và chịu sức nặng cao. Ngoài ra cũng nên ưu tiên các sản phẩm dễ lau chùi và dọn dẹp. Các mẫu tủ gỗ lavabo là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình có trẻ nhỏ.
2. Lưu ý khi cho trẻ dùng nhà tắm
2.1. Kiểm soát nhiệt
Nước nóng là nguyên nhân gây thương tích hàng đầu ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ sẽ bị bỏng ở nhiệt độ 60 độ C. Bạn có thể sử dụng sen tắm điều chỉnh nhiệt độ. Vòi nước này sẽ tự cân bằng nhiệt độ khi quá nóng. Hoặc bạn có thể hỏi thợ sửa chính van nước để lượng nước nóng được kiểm soát.
2.2. Luôn quan sát
Hãy luôn quan sát con của bạn. Để khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, bạn cũng kịp thời phản ứng. Bạn đừng quá tin tưởng vào các thiết bị hỗ trợ an toàn cho trẻ nhỏ. Chẳng hạn như ghế chuyên biệt cho phòng tắm vẫn bị lật khi trẻ trèo lên. Hay các thiết bị thông minh vẫn bị hư hại sau thời gian sử dụng.
2.3. Lưu ý các đồ vật nguy hiểm
Hãy kiểm tra các đồ vật trong nhà tắm và loại bỏ các vật sắc nhọn và đồ điện. Tốt hết bạn nên cất các vật như dao cạo, kéo, máy sấy tóc… vào trong tủ hoặc để xa tầm với của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên để các loại thuốc, mỹ phẩm hay nước súc miệng ở trên cao.
Kết luận
Phòng tắm là nơi ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Để thiết kế phòng tắm cho trẻ em đảm bảo an toàn thì bạn cần nắm rõ những lưu ý về cách bày trí vật dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào những lưu ý trên. Vì chúng cũng chỉ đảm bảo một phần an toàn cho trẻ. Hãy luôn quan sát con của bạn khi trẻ vào nhà tắm. Luôn quan sát trẻ giúp bạn kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.