Những gia đình với tài chính hạn chế có hướng thu hẹp nhà vệ sinh để giành không gian cho các khu vực khác. Bởi vậy những cách bố trí nhà vệ sinh dài và hẹp luôn đón nhận nhiều sự quan tâm. Vậy làm thế nào để sở hữu một nhà tắm dài và hẹp nhưng vẫn đầy đủ các thiết bị vệ sinh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Bài viết liên quan:
- Phương pháp bố trí nhà tắm chuẩn khoa học không phải ai cũng biết
- 5 bước lập kế hoạch bố trí không gian phòng tắm của bạn
1. Nhà vệ sinh dài và hẹp là như thế nào
Nhà vệ sinh dài và hẹp có hình dạng hình chữ nhật. Mặt bằng bố trí nhà vệ sinh tại nhà tắm này rất hạn hẹp. Chiều rộng của nhà tắm khá ngắn, không để đặt hai thiết bị cạnh nhau. Các đồ vật thường được bố trí theo chiều dài. Nhà tắm này thường sẽ không có cửa sổ và cửa ra vào thường nhỏ hẹp.
Nhà tắm này rất khó để lắp đặt hệ thống nước cũng như các thiết bị vệ sinh. Việc này gây khó khăn khi bạn muốn cải tạo nhà tắm. Đặc trưng của nhà tắm này là gia chủ thường sẽ tìm cách tận dụng tối đa các không gian. Như việc chồng chất các thiết bị với nhau. Hoặc để hạ khu vực để các thiết bị thấp xuống hơn so với sàn.
2. Cách bố trí nhà vệ sinh dài và hẹp
2.1. Phòng tắm có vòi sen
Một trong những thiết kế phổ biến nhất trong phòng tắm dài hẹp là sử dụng toàn bộ khu vực ở cuối nhà tắm để làm khu vực tắm. Bạn có thể ngăn cách khu vực này bằng vách ngăn bằng kính. Sử dụng vách ngăn từ kính sẽ làm nhà tắm của bạn rộng hơn.
Thông thường với nhà tắm dài và hẹp, cửa sổ sẽ ở cuối nhà tắm. Nếu không thích cửa sổ trong khu vực tắm, bạn có thể dời khu vực tắm sang vị trí khác. Một gợi ý cho bạn là để khu vực tắm dọc theo chiều dài nhà tắm. Hoặc bạn có thể sử dụng vách ngăn hai mặt ở góc nhà tắm.
Trường hợp nhà tắm của bạn không đủ không gian để sử dụng vách ngăn. Bạn có thể tạo khu vực tắm mở bằng việc chỉ lắp đặt vòi sen trên tường nhà tắm. Ý tưởng này tuy không mới lạ, nhưng nó giúp giải quyết vị trí lắp đặt vòi sen trong nhà tắm hẹp.
2.2. Phòng tắm có bồn tắm
Hãy đặt bồn tắm ở cuối nhà tắm dài và hẹp. Bồn tắm thường sẽ có kích thước trung bình 70x170cm. Đây là loại bồn tắm phổ biển và được sử dụng rộng rãi nhất. Khi đặt bồn tắm cuối nhà tắm, bạn có thể trang trí tường để tạo điểm nhấn cho nhà tắm. Nếu không thích sự gò bó khi đặt bồn tắm ở cuối. Bạn có thể đặt bồn tắm chéo ở góc nhà tắm.
2.3. Phòng tắm dài và hẹp đầy đủ các thiết bị vệ sinh
Các thiết bị vệ sinh nên đặt ngang hàng với nhau để đảm bảo đủ không gian để lắp đặt. Nếu nhà vệ sinh của bạn có chiều rộng là 1m65, cách bố trí nhà vệ sinh để tối ưu không gian nhất là đặt các thiết bị này đối diện nhau. Các thiết bị này bạn nên đặt gần cửa ra vào, để khoảng trống cuối nhà tắm bố trí vòi sen hoặc bồn tắm.
2.4. Phòng tắm có máy giặt
Nếu nhà tắm của bạn có khu vực giặt giũ thì việc thiết kế nhà tắm đòi hỏi bạn phải lưu ý nhiều yếu tố. Cách bố trí nhà vệ sinh nhỏ có máy giặt là bạn phải nắm rõ kích thước của máy giặt. Nếu phòng tắm không quá chật, có thể để máy giặt ngay lối vào nhà tắm. Bạn có thể sử dụng vách ngăn hoặc tủ đồ để ngăn cách khu vực này.
Ngoài ra, máy giặc có thể tích hợp với tủ nhà tắm để tận dụng tối đa không gian. Tủ tích hợp máy giặt có thể đặt dọc theo chiều dài nhà tắm. Nếu vòi sen hoặc bồn tắm được bố trí gần cửa ra vào, bạn có thể đặt tủ ở cuối nhà tắm. Một gợi ý cho bạn là đặt tủ gần bồn rửa, để tận dụng tốt đa khoảng không đựng đồ.
2.5. Phòng tắm có bồn lavabo
Đối với nhà tắm dài và hẹp thì cách bố trí nhà vệ sinh có bồn lavabo là một thách thức. Vì với chiều rộng nhỏ, thì việc có thêm bồn lavabo sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Để bố cục nhà tắm hợp lý hơn và có thêm khoảng không gian để di chuyển. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có kích thước hẹp và bồn lavabo âm bàn. Ngoài ra, các góc của bồn rửa được bo tròn.
2.6. Phòng tắm có cả bồn tắm và vòi sen
Nếu bạn muốn có cả bồn tắm và vòi sen trong nhà tắm. Cách bố trí nhà vệ sinh diện tích nhỏ có cả bồn tắm và vòi sen là lắp đặt chúng ở cuối nhà tắm. Hãy tách biệt khu vực này bằng cửa kính và lót gạch cao hơn sàn. Như vậy khi sử dụng, nước sẽ không tràn ra nhà tắm. Cách bố trí này sẽ làm cho nhà tắm rộng hơn kích thước thật của nó.
Xem thêm: Phương pháp lắp đặt cả bồn tắm và vòi sen cho không gian nhỏ.
3. Trang trí nhà vệ sinh nhỏ hẹp
Sau khi đã bố trí các thiết bị vệ sinh như bồn tắm, bồn rửa, bồn cầu hay vòi sen,…. Những khoảng trống còn lại bạn có thể sử dụng để lắp đặt các đồ trang trí. Bạn có thể trang trí nhà tắm với tủ đựng hoặc các kệ treo. Nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc chọn lựa, bạn có thể mua trọn bộ thiết bị vệ sinh.
Tủ nhà tắm trong nhà tắm dài hẹp thường có kích thước vừa nhỏ gọn. Sản phẩm có chiều rộng vừa đủ để bạn có thể di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bị hạn chế không gian lưu trữ đồ. Bạn có thể trang trí thêm các phụ kiện như chậu cây, nến thơm… trên tủ này để phòng tắm thêm đẹp hơn.
Kết luận
Bố trí nhà tắm dài và hẹp là một thách thức khi bạn không có quá nhiều không gian. Nhưng với những cách bố trí nhà vệ sinh trên bài, hy vọng bạn sẽ có cho riêng mình một ý tưởng thiết kế. SaigonDepot là địa chỉ cung cấp các thiết bị vệ sinh chất lượng, phù hợp với mọi nhà tắm. Nếu bạn đang tìm mua các thiết bị nhà tắm, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn các sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng với mức giá ưu đãi nhất.